PHỎNG VẤN XIN VIỆC – NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN TIẾT LỘ ( PHẦN 2)

Ngày đăng: 18/08/2020

PHỎNG VẤN XIN VIỆC – NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN TIẾT LỘ ( PHẦN 2)

Sau khi đã chia sẻ nhưng điều không nên tiết lộ khi phỏng vấn xin việc và đã được rất nhiều bạn ủng hộ thì hôm nay Ad sẽ chia sẻ thêm một vài thông tin hữu ích nữa nhé.

5. Sự chán nản, tuyệt vọng
Tất nhiên, bạn cần một việc làm, đó là lí do vì sao bạn có mặt trong cuộc phỏng vấn này. Thế nhưng bạn đừng thể hiện rằng bạn rất cần công việc này bởi vì không ai khác sẵn sàng trao cho bạn cơ hội. Điều này khiến bạn trông như một người tuyệt vọng và xem thường bản thân mình. Về bản chất, cuộc phỏng vấn xin việc tập trung vào nhu cầu của doanh nghiệp và cách bạn có thể giúp đỡ họ. Thế nên, thay vì thể hiện sự yếu đuối, hãy nói về những lợi ích mà bạn có thể mang đến cho nhà tuyển dụng.

6. Thiếu tự tin
Căng thẳng, lo lắng là yếu tố vốn có trong bất kỳ cuộc phỏng vấn việc làm nào và cũng là vấn đề bạn thường xuyên gặp phải trong công việc. Nếu bạn thể thiện sự thiếu tự tin trong buổi phỏng vấn, thì nhiều khả năng nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn không thể tự mình xử lý các tình huống khó khăn khi bắt đầu công việc. Do đó, bạn cần phải tự tin. Hãy thực hành nói về các kinh nghiệm làm việc và thành tựu đã đạt được cũng như chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của bạn. Một cái bắt tay chắc chắn, giao tiếp bằng mắt và một nụ cười ấm áp sẽ khiến bạn tự tin hơn rất nhiều.

7. Kiêu ngạo
Ngược lại với sự tự ti, có nhiều ứng viên tỏ ra quá tự tin về bản thân mình. Tự tin vào khả năng và cho thấy vì sao bạn hợp với công việc là điều cần thiết nhưng không nên làm quá mọi thứ. Điều này không thể thuyết phục nhà tuyển dụng chọn bạn mà trái lại họ còn nghi ngờ về khả năng thực sự của bạn.

8. Mức lương cho công việc ứng tuyển cao hơn
Nếu công việc bạn đang ứng tuyển được trả mức lương cao hơn so với các công việc khác mà bạn đã từng làm trong quá khứ, hãy kín tiếng. Tiết lộ thông tin này sẽ loại bỏ bất kỳ cơ hội deal lương nào và làm ảnh hưởng đến lời mời làm việc của bạn sau này. Thay vào đó, hãy cho biết bạn đáng giá bao nhiêu dựa trên mức kinh nghiệm và giá trị nếu được hỏi về mức lương mong muốn trong cuộc phỏng vấn.

9. Bạn bị sa thải ở công việc trước đó
Có thể nhà tuyển dụng muốn biết lý do tại sao bạn rời đi hoặc ít nhất là tại sao bạn tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Bằng mọi giá, hãy cố gắng tránh bị lôi kéo vào một cuộc trò chuyện về lý do tại sao bạn bị sa thải. Tiết lộ rằng bạn bị sa thải khỏi công việc gần đây sẽ khiến nhà tuyển dụng đưa ra nhiều câu hỏi hơn và bạn có thể bị buộc phải tự bảo vệ mình bằng cách nói xấu ai đó trong khi một hành vi không được lòng bất cứ nhà tuyển dụng nào.

Trong buổi phỏng vấn xin việc, bạn cần chứng tỏ rằng bạn là một tài sản của nhà tuyển dụng vì sở hữu các kỹ năng và thái độ tích cực. Thể hiện thái độ kiêu căng hoặc tự thổi phồng bản thân sẽ chỉ làm tổn thương cơ hội được tuyển dụng của bạn mà thôi. Hy vọng với một vài kinh nghiệm phỏng vấn xin việc được chia sẻ trên đây, Ad tin rằng bạn có thể tạo được ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng.

------------------------------
Đăng ký thông tin việc làm tiếng Nhật cùng với GTN !
#việc_làm_tại_nhật #việc_làm_chính_thức

Viết bình luận của bạn: