PHỎNG VẤN XIN VIỆC – NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN TIẾT LỘ (PHẦN 1)

Ngày đăng: 14/08/2020

PHỎNG VẤN XIN VIỆC – NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN TIẾT LỘ (PHẦN 1)

Phỏng vấn xin việc là buổi trò chuyện giữa bạn với nhà tuyển dụng nhằm tìm hiểu và xác định xem cả hai có phù hợp để làm việc cùng nhau hay không. Bạn đang được đánh giá bởi những điều bạn nói và khi nói về kinh nghiệm phỏng vấn xin việc thì Ad có một vài lời khuyên với bạn về một số vấn đề bạn không bao giờ nên tiết lộ với nhà tuyển dụng tiềm năng của mình nhé.

1. Xem công việc ứng tuyển là bước đệm để thăng tiến trong sự nghiệp
Nhiều người thay đổi công việc cứ sau vài năm, vì vậy mà các vị trí ứng tuyển như là một bước đệm để bạn thăng tiến ttrong sự nghiệp. Nếu đây là những gì bạn đang thực hiện thì đừng bao giờ tiết lộ với nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng đang tìm kiếm một người có thể làm các công việc mà họ cần làm, nếu bạn “nhảy” sang cơ hội tiếp theo, họ sẽ phải bắt đầu tuyển dụng lại. Điều này sẽ khiến họ mất nhiều công sức, thời gian, tiền bạc và đây là lý do khiến họ e ngại khi tuyển dụng bạn.

Thay vào đó, hãy chứng minh rằng công việc là một cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời đối với bạn, chứ không phải là điểm khởi đầu cho những gì bạn thực sự muốn làm. Đây là điều bạn cần phải thể hiện trong cả buổi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh lẫn tiếng Việt.

2. Muốn thăng tiến nhanh chóng
Có tham vọng hoàn toàn không phải là một điều xấu. Nhưng nếu bạn hiểu người phỏng vấn muốn gì từ ứng viên lý tưởng của mình, thì câu “Tôi muốn thăng tiến nhanh chóng” không phải là điều không bao giờ nên nói. Bởi nếu bạn nói như vậy, họ sẽ cảm thấy rằng vì bạn muốn thăng tiến nhanh nên bạn sẽ không gắn bó lâu dài nếu công ty không thể cung cấp sự thăng tiến mà bạn đang tìm kiếm.
Ngoài ra, cũng có một lý do khác: Nếu người phỏng vấn đang giữ một vị trí quan trọng và khi bạn nói như thế, họ sẽ cảm thấy bị đe dọa rằng bạn có thể nhanh chóng tiến lên vị trí của họ.

3. Điểm yếu liên quan đến công việc
Trong các buổi phỏng vấn thì câu hỏi về điểm yếu và điểm mạnh của bạn sẽ là điểm mà nhà tuyển dụng chú ý khá nhiều. Mục đích của việc này là để xem liệu bạn có thể xử lý các câu hỏi khó và giao tiếp tốt dưới áp lực hay không. Mặt khác, nó cũng giúp nhà tuyển dụng hiểu được mức độ tự nhận thức của bạn: bạn có hiểu về bản thân mình, biết mình có những tài năng gì và các vấn đề nào cần cải thiện.

Một cách ứng xử thông minh trong trường hợp này là đề cập đến một điểm yếu – điều không phải là yêu cầu cần thiết cho công việc – và giải thích về cách bạn đang cố gắng cải thiện. Bằng cách này, bạn đã cho thấy mình là người biết suy nghĩ, sẵn sàng học hỏi và phấn đấu để trở nên tốt hơn.

4. Mối quan hệ không tốt với nhà quản lý hoặc đồng nghiệp cũ
Có thể bạn đã có một cấp trên không như ý hoặc các mối quan hệ làm việc tiêu cực tại một số thời điểm trong sự nghiệp. Thường thì đây là lí do bạn thay đổi công việc nhưng đừng bao giờ đề cập đến điều đó trong một cuộc phỏng vấn.
Thay vì vậy, hãy nói rằng đó là một trải nghiệm học tập tuyệt vời cho sự nghiệp của bạn tại thời điểm đó, nhờ vậy mà bạn đã phát triển hơn và rất hào hứng khi nhận được những thử thách mới.
Đó mới chỉ là 4 trong 11 những điều không nên tiết lộ với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn. Hãy chờ đón phần 2 của bài viết này nhé, Ad sẽ chia sẻ thêm cho bạn nhé!!!!

Viết bình luận của bạn: